Năm 2022, tổng giá tr sn xut (Giá hin hành) thực hiện: 2.011.800 triu đồng, đạt 100,29% so với kế hoạch và bằng 120,27% so cùng kỳ, trong đó: Giá trị sản xuất nông - lâm - thuỷ sản đạt 686.800 triu đồng, chiếm tỷ trọng 34,14%; giá trị công nghiệp - xây dựng đạt 686.800 triu đồng, chiếm tỷ trọng 34,55%; giá trị thương mại - dịch vụ - du lịch đạt 630.000 triu đồng, chiếm tỷ trọng 31,31%; tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 43.794 triệu đồng; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 34,41%Tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 93,32%; T l h nghèo giảm 0,66% so với năm 2021.

Trong trồng trọt thì cây lúa chiếm chủ yếu về diện tích và sản lượng.

Cây công nghiệp và cây ăn quả là thế mạnh kinh tế của huyện, nhưng vẫn chưa thực sự được chú trọng phát triển.

Ngành chăn nuôi ở Mai Châu chủ yếu phát triển theo quy mô hộ gia đình. Các loại gia súc thường được nuôi là trâu, bò, lợn theo phương thức chăn thả tự nhiên ở các bãi cỏ hoặc dưới tán rừng là chính. Năm 2022, tổng đàn gia súc của huyện đạt 47.161 con, đàn gia cầm đạt 208.253 con; sản xuất nuôi trồng thủy sản tương đối ổn định, tổng diện tích ao hồ nuôi trồng thủy sản toàn huyện đạt 75,22 ha, nuôi cá lồng đạt 584 lồng, sản lượng thủy sản khai thác đạt 108,5 tấn. Hình thành các mô hình chăn nuôi như: nuôi gà thả vườn, nuôi cá ao, nuôi bò, nuôi lợn sinh sản…

Thời gian vừa qua, ở Mai Châu, việc khai thác rừng chưa thật hợp lý đã dẫn đến nguồn tài nguyên này ngày một cạn kiệt. Mấy năm gần đây, nhờ các chương trình PAM, 327, dự án 661, dự án rừng phòng hộ, dự án trồng mới rừng... cung cấp vốn trồng và bảo vệ rừng nên thảm rừng ở Mai Châu đã và đang được phục hồi dần. Công tác chăm sóc và bảo vệ rừng luôn được phát triển, hiện tượng chặt phá rừng làm nương rẫy cơ bản đã được ngăn chặn.

Cho đến nay, huyện Mai Châu luôn duy trì số cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn. Phát huy hiệu quả của nguồn vốn ưu tiên phát triển sản xuất, các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp không ngừng mở rộng về quy mô sản xuất, tăng sản lượng các mặt hàng. Toàn huyện có 637 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đã tiêu thụ khối lượng lớn nguồn nguyên vật liệu của địa phương, giải quyết việc làm tại chỗ, góp phần tăng thu nhập cho 2.376 lao động. 

Du lịch được coi là thế mạnh của huyện Mai Châu với một số địa danh du lịch văn hoá nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà cả đối với du khách nước ngoài như bản Lác (Chiềng Châu), bản Củm (Vạn Mai), bản Pom Coọng (thị trấn Mai Châu)... Với 800 ha diện tích mặt nước, hồ sông Đà là một danh lam thắng cảnh đẹp, có thể thu hút nhiều khách du lịch đến với Mai Châu. Phát huy thế mạnh tiềm năng về du lịch làng nghề, Ủy ban nhân dân huyện đã quan tâm chỉ đạo công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, thường xuyên tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, quảng bá hình ảnh về văn hoá, bản sắc dân tộc, huy động nguồn vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch trên địa bàn. Ủy ban nhân dân huyện đã xây dựng Đề án Phát triển du lịch huyện Mai Châu giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030; triển khai thực hiện công trình hạ tầng du lịch huyện Mai Châu với tổng mức đầu tư 40 tỷ đồng nhằm củng cố, tăng cường khai thác các tiềm năng về du lịch. Trong 6 tháng đầu năm 2022 huyện Mai Châu đã đón 161.713 lượt khách đến tham quan, du lịch, trong đó khách quốc tế là 53.817 lượt người, tổng doanh thu đạt trên 50 tỷ đồng./.

2

dichvucongtinhr

  

dichvucongquocgia

z3940360428238_87d4dc69a89d016adcb49ee4363a2802.jpg

 

25_DVC_1_1.jpg

 

PAKN_QG.jpg

ban do hanh chinh huyen

Thống kê truy cập

3291585
Today
Yesterday
This Week
Last Week
This Month
Last Month
All days
936
3157
12715
1633324
36901
45904
3291585

Your IP: 18.97.9.169
2025-03-19 06:19